Chuyến đi thiện nguyện: Đôi mắt trẻ nhỏ và trái tim người lớn

Chuyến đi thiện nguyện vùng cao

Có những chuyến đi thiện nguyện không chỉ đánh dấu bằng toạ độ bản đồ, không thể lưu giữ trọn vẹn qua ống kính máy ảnh, và càng không thể diễn đạt trọn vẹn bằng lời. 

Những chuyến đi ấy – chỉ có thể giữ lại bằng những nhịp rất khẽ trong tim, những cảm xúc len lỏi giữa từng khoảnh khắc cho đi và nhận lại. 

Mình rất biết ơn vì cuộc sống đã đưa mình đến với hành trình từ thiện từ rất sớm. Và suốt những năm tháng thanh xuân, từ thời sinh viên cho đến khi trưởng thành, mình vẫn may mắn được đồng hành cùng nó – những hoạt động mang nhiều giá trị tinh thần hơn cả vật chất.

Chuyến đi thiện nguyện – nơi trái tim bắt đầu biết cảm

Mình lớn lên trong một gia đình luôn dạy về sự sẻ chia. Nhưng cho đến năm 2014, khi là một có bé sinh viên, mình mới thực sự bước vào chuyến đi từ thiện đầu tiên.

Một người bạn cùng lớp đã rủ mình tham gia một chuyến đi đến vùng xa – nơi mình gặp một người chị vẫn tổ chức những chương trình từ thiện đến tận hôm nay. Không phải là một tổ chức từ thiện lớn, nhưng nhóm chị lại mang những trái tim đủ rộng ôm trọn những điều giản dị. Và mình – một đứa trẻ đang tập lớn – đã bắt đầu học cách cho đi từ những người như vậy. 

Trong một lần gần đây nhất, là chuyến hành trình giúp mình thấy rõ lòng mình hơn bao giờ hết. Mình – chỉ là người trẻ bận rộn, ám ảnh với cảm xúc và mọi thứ xung quanh, nhưng đã được gột rửa bằng những ánh mắt trẻ thơ trong veo. 

Mình nhận ra, mỗi người trong thế giới này đều đang cố gắng sống trong hoàn cảnh riêng của họ. Và với họ – một hộp sữa, một chiếc áo, một vài viên kẹo… có thể là cả một ngày hạnh phúc. Từ thiện, với mình không còn là hành động trao tặng vật chất, mà là một hành trình chạm đến tâm hồn – nhẹ nhàng nhưng đủ sâu.

Hành trình từ thiện đến với những đôi mắt trong veo

Continue Reading

Trạm – Chạm: Mọi thứ đều là giao điểm

Trạm - Chạm: Khi những điều tình cờ tạo nên kết nối ý nghĩa

Trạm – Chạm là hành trình của những sự tiếp nối – giữa bản thân và những con người mình đã từng gặp, giữa công việc và những dự án cá nhân, giữa những vết thương và hành trình chữa lành.

Trạm để nghỉ. Chạm để hiểu

Trạm để chữa lành. Chạm để sẻ chia.

Dừng lại để cảm, kết nối để thấu. Tất cả tưởng chừng riêng lẻ rồi cũng tìm thấy nhau, nơi trạm – chạm chữa lành âm thầm vẽ nên những phiên bản khác của mình, và của người.

Trạm – Chạm: Những điểm giao nhau

Vậy Trạm – Chạm là gì?

Trạm là nơi ta dừng chân, là điểm dừng tạm thời giữa những bộn bề, là nơi ta cho phép mình hít thở, nghĩ suy và nhìn lại.

Chạm là khi ta bất chợt va vào điều gì đó – một con người, một cơ hội, một cảm xúc không ngờ – để rồi khiến ta rung động, thay đổi và lưu dấu trong tim theo một cách rất riêng.

Trong hành trình sống, chúng ta cứ mãi miết đi, mãi miết tìm, mãi miết vượt qua. Nhưng rồi sẽ có lúc ta buộc phải chững lại giữa một trạm dừng cuộc đời – nơi không nằm trong bản đồ dự định nhưng lại trở thành dấu mốc quan trọng, nó sẽ đi kèm những cái chạm đầy tình cờ nhưng đủ sâu. Đối với mình, tất cả những điểm giao ấy, dù thoáng qua hay kéo dài, cũng luôn để mình thay đổi hoặc đón nhận một điều gì đó trong cách nhìn về hành trình sống.

Cuộc đời không phải một đường thẳng, nó là chuỗi những ngã rẽ, những trạm – chạm đầy ngẫu nhiên, nhưng thật ra luôn là duyên cớ.  Công việc, con người và sự chữa lành nó đến với mình ở những trạm nhỏ của cuộc đời.

Trạm: Những Điểm Dừng Trong Hành Trình Chuyển Nghề

Có những trạm dừng trong sự nghiệp khiến mình phải tự hỏi: Mình đang đi đúng đường chưa? Mình từng rẽ trái, rẽ phải, rồi đôi khi dừng lại thật lâu chỉ để chọn lại từ đầu.

Hành trình chuyển nghề của mình không phải con đường thẳng. Mình từng bước qua những công việc cũ, từng thử nhiều vị trí, từng rơi vào cảm giác không thuộc về.

Nhưng cũng chính ở những trạm dừng cuộc đời đó, mình học được cách:

  • Lắng nghe bản thân
  • Đặt câu hỏi cho chính mình về đam mê và giá trị sống
  • Chọn lại một hành trình ở thời điểm hiện tại mình tin là phù hợp

Chạm: Khi Công Việc Và Học Tập Va Chạm Vào Cuộc Đời mình

Chạm vào đam mê nghề nghiệp là khi mình bắt đầu quay về với những điều bé nhỏ, những khái niệm xa lạ khiến mình tò mò và hào hứng.

Mình chạm vào kiến thức mới, kỹ năng mới từng chút một:

  • Chạm vào content marketing
  • Chạm vào thiết kế cơ bản
  • Chạm vào chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân

Từng cú chạm nhỏ này giúp mình hiểu rõ hơn chính mình, biết mình phù hợp với gì và muốn đi đến đâu để tạo nên những dự án cá nhân của riêng mình 

  • Chạm vào lĩnh vực mới
  • Chạm vào thử thách cá nhân
  • Chạm vào sự trưởng thành qua từng kết quả nhỏ 

Những Chốn Bình Yên Mình Tìm Thấy Giữa Đường

Continue Reading

Nỗi sợ sau cuộc vui – Tại sao nó lại hiện hữu?

Nỗi sợ sau những cuộc vui của tâm hồn như ánh bình minh

Có một kiểu nỗi sợ rất đặc biệt. Nó không đến trong những ngày ta buồn nhất, không xuất hiện khi ta thất bại, ta cũng chẳng thể nhìn thấy nó, một nỗi sợ mà ít ai gọi tên được – nỗi sợ sau cuộc vui. 

Có những ngày mình vui, thật sự vui. Những buổi gặp gỡ, những chuyến đi, hay những cuộc trò chuyện với mọi người khiến mình cảm thấy mình đang sống. Những lần cười thả ga với bạn bè, với người thương, mình tưởng như mình đang rất ổn. Nhưng khi trở về nhà, với căn phòng quen thuộc, ánh đèn tắt, tiếng cười lùi lại phía sau, mọi thứ trở nên im ắng, và lúc đó là:

Nỗi sợ về tương lai và cảm giác trống rỗng sau cuộc vui.

Nỗi sợ mình đang đi sai đường khi chọn chuyển ngành với cảm giác lo lắng và bất an.

Nỗi sợ mình không đủ tốt, nỗi buồn nhẹ, lặng lẽ, nhưng day dứt.

Vì sao nỗi sợ sau cuộc vui có thể trà trộn vào ngách nhỏ trong tâm hồn?

Thật ra khi chúng ta vui, cơ thể tụi mình giải phóng dopamine – hormone tạo cảm giác hưng phấn. Và khi nó kết thúc, hormone này giảm đột ngột, để lại khoảng trống sâu hoắm – đó là điều tự nhiên khiến mình tụt mood. Nó đơn giản chỉ là phản ứng sinh học tự nhiên, nhưng luôn làm mình cảm thấy khó.

Cảm giác hứng khởi rồi sau đó chìm sâu nó không sai, chính bản thân mình cũng biết cái nỗi sợ vô hình này nó đến bằng cách nào. Cuộc vui nó chỉ tạm che đi những suy nghĩ mình luôn né tránh. Khi nó kết thúc, thì là lúc buộc mình phải quay về với chính mình, là cách mà cuộc sống nhắc mình rằng: “Ê, mày vẫn còn những điều chưa đối mặt.”

Mình Đã Từng Gồng Mình Chữa Lành

Mình từng không cho phép mình sợ hãi.

Mình cố gắng gồng lên.

Mình ép bản thân phải tích cực.

Mình đọc sách self-help liên tục.

Mình ép mình thiền, tập thể dục, làm mọi thứ để chạy trốn nỗi sợ.

Nhưng rồi mình phát hiện: càng gồng, mình càng mệt.

Mình đã từng tránh các kết nối xã hội hết mức, tránh gặp những người khi ở bên cạnh họ mình đã cười rất nhiều. Vì mình nghĩ, niềm vui đó nó sẽ làm nỗi sợ trong mình lớn hơn. Và đúng thật, nỗi sợ không biến mất. Nó như con sóng, chỉ chờ đợi những thứ nhỏ bé hơn để nuốt chửng, nhưng thật chất nó không nuốt lấy mình, mình mới là người tạo ra nó.

Mình đã làm gì khi nỗi sợ ập đến?

Continue Reading

Một Hạt Dẻ Cười Có Khờ Dại?

Hạt dẻ cười - Trầm cảm cười

Bạn đã từng gặp một người luôn nở nụ cười trong mọi hoàn cảnh chưa? Nhưng bạn có chắc họ thật sự ổn? Mình đã từng tin vào những nụ cười như vậy cho đến khi mình biết về hạt dẻ cười với cái tên khoa học là “trầm cảm cười”.

Khóc và cười là hai cung bật cảm xúc được thể hiện rõ ràng nhất khi chúng ta còn hít thở. Đôi khi những giọt nước mắt lại đại diện cho niềm hạnh phúc, không phải chỉ dành riêng chi nỗi buồn. Vậy còn nụ cười thì sao? Liệu nó có giống những giọt nước mắt ấy – có thể đại diện cho cả niềm vui và nỗi đau không?

Hạt dẻ cười là gì? Hội chứng những người “giả vờ ổn”

Trầm cảm cười là hội chứng tâm lý đặc biệt, khi người mắc vẫn sinh hoạt, làm việc, giao tiếp như bình thường, thậm chí rất vui vẻ và tích cực. Nhưng bên trong họ là một cuộc chiến thầm lặng với những nỗi buồn sâu sắc, cô đơn, trống rỗng mà họ không bao giờ để ai nhìn thấy.  

Và điều nguy hiểm là: Người trầm cảm cười rất giỏi che giấu. Họ mỉm cười trước mặt mọi người, nhưng khi ở một mình, họ cảm thấy kiệt sức. Họ thường tư nói rằng: “Mình ổn mà”. Nhưng sự thật là họ đang chìm trong áp lực vô hình. 

Trầm cảm cười còn được gọi là trầm cảm chức năng (functional depression) – vì người mắc vẫn giữ “chức năng tốt” trong xã hội, nhưng bên trong lại là một đầm lầy tối.

Cuốn sách giúp mình nhận ra những nụ cười không thật 

Cuốn sách tên là “Hội chứng trầm cảm cười” – Hồng Bội Vân, một cuốn sách nhẹ nhàng, với góc nhìn tinh tế, kết hợp những lý thuyết tâm lý và câu chuyện thực tế, nhưng đủ mạnh mẽ để làm mình tỉnh thức.

Mình nhận ra, mình là một hạt dẻ cười chính hiệu, trên hành trình chữa lành bản thân mà mình đang đi, mình đã may mắn được biết đến cuốn sách này, để nhận thấy rõ sức khoẻ tinh thần của mình đang như thế nào, và học cách để mình đối diện với chúng – chính cảm xúc của mình thay vì giấu nhẹm chúng dưới một nụ cười. 

Cuốn sách này nói gì?

  • Những câu chuyện về những người luôn cười nhưng không hạnh phúc.
  • Những dấu hiệu tinh tế của trầm cảm che giấu.
  • Vì sao những người trầm cảm cười thường từ chối giúp đỡ?
  • Cách để lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng họ.

Những dấu hiệu có một “hạt dẻ cười” xung quanh chúng ta

Continue Reading

Người chữa lành tâm hồn – Thiên thần nhỏ

Tết năm 2021

Mình đã sống và tin rằng, thế giới này được vận hành như một câu chuyện cổ tích. Mình nghĩ chỉ cần sống tốt thì mọi thứ sẽ được đền đáp, một niềm tin nghe có vẻ đơn giản nhưng lại trở thành lẽ sống suốt những năm tháng tuổi trẻ của mình. Một câu chuyện cổ tích không hề hư cấu, nhưng cũng rất thần kỳ là một thiên thần nhỏ – người chữa lành tâm hồn mình đã xuất hiện đúng thời điểm trước khi tất cả những vỏ bọc trong mình sụp đổ.

Khi một sinh linh nhỏ bước vào cuộc đời mình

Mình đã từng đọc một câu rất hay: “Máu mủ chỉ mang giá trị huyết thống, còn tình thương mới tạo nên gia đình”. Có lẽ điều kỳ diệu nhất trong cuộc sống này là ta có thể được chữa lành từ những người thân quen nhất – một em bé đặc biệt – đứa em họ. Tình yêu thương của nó dành cho mình đủ lớn để bao trọn tâm hồn vụn vỡ của mình, mà đến khi nhìn lại mình mới nhận ra. Em bé mang chiếc tên Tony – cái tên nhỏ xíu, nhưng mang trong mình một sứ mệnh lớn lao. 

Mình có nói là từ nhỏ mình đã có hai gia đình, và Tony là con của dì – người cũng có thể nói là có lối sống ảnh hưởng rất nhiều đến cách mình trưởng thành. Vì một vài lý do mà bé về sống với mình theo một sự sắp xếp đơn thuần của gia đình,và mình sẵn sàng đón nhận bé như một thành viên xứng đáng được có mặt ở cuộc đời này. Lúc đó mình 23 tuổi, mới ra trường, làm hai job và cũng chỉ đang loay hoay trên con đường tìm kiếm bản thân, một độ tuổi mà suy nghĩ chưa trưởng thành về mặt khoa học. 

Continue Reading

Ánh đèn sân khấu đến màn hình máy – Hành trình rẽ sang Digital Marketing

Cô gái chọn rẽ sang Digital Marketing

Có lẽ điều mà dù ở giới tính nào, đang làm công việc gì, có đạt được những thành tựu mà mình mong muốn hay chưa thì tụi mình đều đã có vài lần tự đặt cho mình những câu hỏi đúng không? Và hành trình rẽ sang Digital Marketing của mình bắt đầu từ những câu hỏi đó

  • Liệu công việc hiện tại có còn là điều mình thật sự muốn làm không?
  • Điều này có khiến mình hạnh phúc hơn
  • Mình có còn đủ thời gian để bắt đầu một cái gì đó
  • Bây giờ có phải là trễ quá chưa?

Mình bắt đầu với Event như một kiểu đam mê cực kì với nó

Mình từng rất yêu sự bận rộn, yêu những ánh đèn sân khấu, yêu những con người mà mình gặp gỡ và những điều mà nghề đã mang lại. Nhưng đến một thời điểm, trong chính những điều náo nhiệt đó, mình lại thấy lạc lỏng, không phải chỉ là lạc hướng mà gần như không còn biết bản thân mình là ai.

Ra trường, mình lao vào làm việc như kiểu chẳng còn lựa chọn nào khác, với một mức lương ở thời điểm đó buộc mình phải làm hai việc cùng lúc. Một công việc part-time mà trước khi ra trường mình đã đi làm để tự chi trả sinh hoạt và công việc thứ hai đó là làm sự kiện. Thời điểm đó nó thật sự khiến mình vui vẻ, theo cái cách mà mình nghĩ là mình đang làm tốt, nhưng có điều gì đó cứ trống rỗng mỗi ngày.

Mình đã học hỏi rất nhiều từ Event:

  • Sáng tạo, dàn dựng, từ cái kịch bản đến backdrop.
  • Làm việc dưới áp lực cao, thời gian không đủ.
  • Niềm vui khi nhận lại thành quả của cả team và sự hài lòng của khách hàng.

Nhưng càng làm lâu, mình càng nhận ra rằng những điều đó chỉ là khoảnh khắc, sự vui vẻ, hân hoan, nó đều dừng lại và qua đi. Hành trình thay đổi nghề nghiệp của mình bắt đầu khi niềm vui không còn trọn vẹn.

Vũ trụ đã đưa mình đến Digital Marketing như thế nào?

Continue Reading

Chào mừng bạn đến với hành trình mang tên: “Bắt đầu” ở tuổi 30

Hành trình bắt đầu tuổi 30

30 tuổi, một số không hề nhỏ cũng chẳng phải quá lớn để mình làm những điều mà mình muốn đúng không. Nếu bạn đã từng đọc về mình, chắc bạn sẽ biết ước mơ lúc nhỏ của mình là viết. Nhưng nếu ai đó hỏi mình cách đây chỉ vài năm rằng: “Có dám bắt đầu một blog cá nhân không?”, mình sẽ lắc đầu ngay. Viết lách, chia sẻ, xây dựng nội dung – tất cả từng là những điều mình nghĩ “không dành cho mình”.

Vậy điều gì khiến mình đủ can đảm để bắt đầu hành trình này?

1. Mình muốn lưu giữ lại những điều xinh đẹp mà mình có thể nhớ

Mình vốn là một đứa hay quên. Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ, có rất nhiều điều đẹp đẽ đã đến và lặng lẽ trôi qua. Nhưng mà những điều đáng nhớ đó lại bị lu mờ bởi những nỗi buồn vụn vặt. Mình chỉ muốn có một nơi thật bình yên – nơi mình có thể giữ lại những niềm vui đơn giản mỗi ngày. Để sau này lớn hơn một xíu nữa, hay có những nỗi buồn ập tới bất chợt, mình vẫn còn chỗ nhìn lại và có thể mỉm cười với chính mình của những năm tháng đó.

2. Mình muốn luyện tập kỹ năng viết và học cách sẻ chia

Viết là một hành trình cần được luyện tập mỗi ngày. Blog là khoảng trời riêng, nơi mà mình có không gian để thử nghiệm cách diễn đạt, kể chuyện, sắp xếp ý tưởng – những điều rất cần thiết để hỗ trợ công việc mình đang theo đuổi (content marketing), hay đơn giản chỉ là cách nói ra hết nỗi lòng mình.

3. Mình muốn được kết nối với những con người cùng tần số

Continue Reading